Cầu thủ Việt kiều Ukraina đi tị nạn ở Đan Mạch và ước mơ khoác áo ĐT Việt Nam

Thứ Tư, ngày 13/04/2022 - 09:52
2.9 /5 của 30 đánh giá

Cầu thủ Việt kiều Ukraina Nguyễn Mạnh Cường sinh năm 2005, đã phải cùng gia đình chạy tị nạn khi Nga thực hiện hành động xâm lược. Nhưng bất ngờ đã xảy ra với việc Mạnh Cường được CLB Haderslev FK của Đan Mạch mời thử việc phía sau trại tị nạn. 

Nguyễn Mạnh Cường năm nay 17 tuổi, hiện đang là thành viên của U17 Metalist 1925 Kharkiv. Cường cao 1m73, thuận chân phải, có thể thi đấu ở nhiều vị trí như hậu vệ cánh, tiền vệ và tiền đạo cánh. Mạnh Cường có hai quốc tịch Việt Nam và Ukraine. 

Lúc này, cầu thủ trẻ Việt kiều đang cùng gia đình theo dòng người tị nạn tới thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Trong thời gian sinh hoạt ở trại Haderslev, Cường đã được đội bóng địa phương Haderslev FK mời về thử việc với các hoạt động bóng đá tổ chức sau trại tị nạn. CLB Haderslev FK là đội bóng 'mẹ' của Sonderjyske (hiện đang chơi ở giải Ngoại hạng Đan Mạch).

"Em là Nguyễn Mạnh Cường, hiện đang là thành viên của đội U17 Metalist 1925 Kharkiv. Bố em là du học sinh, quê gốc ở Hoằng Châu (Thanh Hoá), sang đây sinh sống, học tập từ cuối năm 1995. Trước khi đi, bố cũng là giáo viên dạy nghề ở quê nhà", Mạnh Cường trả lời với giới truyền thông.

>>> Xem thêm: Bóng đá Việt Nam hôm nay

Cầu thủ Việt kiều Ukraina Nguyễn Mạnh Cường (thứ 4 từ trái sang, hàng trước)

"Năm 2004, bố về nước nghỉ phép, cưới mẹ rồi cả hai dẫn nhau san Ukraina sống. Một năm sau đó, thì em và em gái lần lượt ra đời. Tuổi thơ của 2 đứa cứ gắn liền với những lần đi về về giữa Việt Nam và Ukraina. Nguyên nhân là vì bố muốn anh em phải nói và hiểu được ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam."

"Trước khi tị nạn ở Đan Mạch, gia đình em sống tại Kharkiv (Ukraina). Gia đình em kinh doanh quán ăn ở chợ. Đây là nguồn thu nhập chính của cả nhà. Tiền ăn, tiền học của hai anh em đều nằm trong đó", Mạnh Cường tâm sự về cuộc sống gia đình ở trời Âu xa xôi.

Giải thích rõ hơn về khả năng nói tiếng Việt rất tốt của mình, Mạnh Cường kể lại: "5 tuổi, em lần đầu về nước học mẫu giáo. Năm 2014, bố đưa cả nhà quay lại Ukraina, được 1 năm thì quay lại về. Ông bà nội có nhà ở quận Hoàn Kiếm nên gia đình em về đó."

"Năm 2017, em tham dự trại hè bóng đá do Toyota tổ chức (thí sinh vào vòng chung kết sẽ có cơ hội sang Nhật tập luyện), nhưng chỉ đến vòng loại cuối thì dừng bước. 

Ngay hôm đó, bố đã đặt vé đưa cả nhà trở về Ukriana. Bố làm vậy vì thấy việc học của em ở Việt Nam áp lực quá. Sang Ukraina, em có thể vừa học văn hoá, vừa tập luyện bóng đá. 

Mạnh Cường đến với bóng đá một cách tình cờ

Cơ duyên với bóng đá cũng tới với Mạnh Cường một cách rất tình cờ. Em chia sẻ rằng trong nhà không có ai đam mê bóng đá cả, bố cũng chỉ thỉnh thoảng mới xem các trận của đội tuyển Việt Nam. "Nhưng em thì mê bóng đá từ nhỏ", Mạnh Cường nói, "Cũng không có ai dẫn dắt cả, trong nhà có quả bóng, em cứ dắt bóng lòng vòng rồi sút. 6 tuổi, em bắt đầu ra phố Lý Thái Tổ (Hà Nội) chơi với chúng bạn. Sau này, có điều kiện thì em tham gia trại hè bóng đá do Milo tổ chức."

"Năm 2017, sau khi quay lại Kharkiv - thành phố mà cả gia đình gắn bó từ lâu, em ứng tuyển vào đội trẻ Metalist 1925 Kharkiv (đội 1 hiện đang chơi ở giải Ngoại hạng Ukraina mùa này), được nhận rồi ăn tập ở đó suốt 5 năm qua."

"Bọn em tập 6 buổi mỗi tuần, cuối tuần đi thi đấu. 6h sáng, em thức dậy ăn uống rồi đón tàu lên bản doanh của đội. Sau đó họ có xe đưa đến sân tập nằm ở ngoại ô thành phố. Buổi tập chỉ kéo dài 1 tiếng rưỡi. Tan tập, cả đội được chở về trường. Giờ học bắt đầu từ 12h đến 16h30. Thông thương, đến 17h30 là em có mặt ở nhà. Đây cũng là lúc bố mẹ em cũng từ quán về."

Mạnh Cường chia sẻ rằng cuộc sống ở Kharkiv, Ukraina không nhộn nhịp bằng ở Việt Nam. "Nhà cửa và đường xá cũng khá cũ kỹ. Nhưng được cái giao thông ổn định, an toàn. Cuộc sống khá bình yên. Em có nhiều kỷ niệm đẹp ở Ukraina. Ở đây, em chưa từng bị phân biệt. Chủ yếu mình đi học, đi đá bóng rồi về nhà. Sau này bố mẹ sẽ quay lại Ukraina tiếp tục công việc. Về phần em gái thì cả nhà muốn nó học đại học ở châu Âu."

Ước mơ của Mạnh Cường là được khoác áo đội tuyển Việt Nam

Dự định của Mạnh Cường là sẽ học đại học thể dục thể thao sau khi tốt nghiệp phổ thông. Nhưng em cũng thừa nhận với tình hình chiến sự lúc này, chưa biết khi nào việc thi cử mới diễn ra được.

"Ngoài việc học, em cũng mơ ước trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Ở bên này, người trẻ gốc Việt yêu bóng đá rất ít. Đa phần họ chơi đến hết tuổi 17 là nghỉ để đi học." 

"Em thì muốn trở thành cầu thủ và xa hơn là được khoác lên mình màu áo đội tuyển Quốc gia. Thế nên nếu có đội bóng Việt Nam nào trao cơ hội, em sẽ lập tức về nước thử việc ngay."

"Bật mí với anh là từ ngày sang trại mới, em đã được một CLB địa phương ở Đan Mạch mời thử việc đó. Đội này có tên là Haderslev FK, đội bóng 'mẹ' của Sonderjyske. Haderslev FK tổ chức các hoạt động bóng đá ở sau trại tị nạn. Em biết tin nên đến xin tham gia cùng. Họ bảo tuần này em có thể thử việc vào đội nếu muốn."

Bình luận bài viết

Soi kèo Bóng đá Việt Nam