Trọng Hoàng và lý do cảm động dẫn đến quyết định chọn áo số 8 ở ĐT Việt Nam

Thứ Năm, ngày 03/06/2021 - 19:15
3.5 /5 của 13 đánh giá

Trong cuộc nói chuyện với tiền đạo Nguyễn Văn Toàn, hậu vệ Nguyễn Trọng Hoàng đã chia sẻ lý do cảm động khiến anh quyết định chọn áo số 8.

Nguyễn Trọng Hoàng gắn bó với nhiều số áo, từ áo số 9 ở Sông Lam Nghệ An, B.Bình Dương, 89 tại Viettel (trước khi đổi về số 8), số 11 thời đội tuyển Việt Nam năm 2012 trước khi định hình thương hiệu với chiếc áo số 8.

Trên facebook cá nhân, Trọng Hoàng có trêu đùa về những con số với đồng hương Nguyễn Công Phượng: “Sao anh cần phải lấy điểm 10. Khi mọi người bảo anh nhìn 9 (chín) chắn”.

Ngay sau đó, tiền đạo Văn Toàn đã trêu rằng: “Bảo anh nhìn 9 chắn . Nhưng thật ra anh lại thích số 8”. Lúc bấy giờ, Trọng Hoàng mới tiết lộ lý do rất cảm động: “Đó là vợ của anh thích số 8. Vì cô ấy sinh vào tháng Tám”.

 

Trọng Hoàng thường chọn chiếc áo số 8 ở ĐT Việt Nam 

Thực sự, Trọng Hoàng là một người rất yêu vợ. Dạo trước, Trọng Hoàng cũng hút thuốc lá, cũng hay uống rượu, uống bia. Nhưng khi vợ anh trải qua một biến cố về sức khoẻ, cầu thủ 32 tuổi này dừng hẳn những thói quen xấu ấy.

Anh không muốn vợ của mình bị ảnh hưởng những thứ độc hại. Ít người biết, bà xã Trọng Hoàng tên là Quỳnh Anh, xuất thân trong một gia đình trí thức và đang làm việc trong ngành công an.

Trọng Hoàng và bà xã quen nhau 3 năm trước khi đi đến quyết định kết hôn. Đám cưới của cặp đôi diễn ra vào cuối tháng 10/2018, thời điểm đội tuyển Việt Nam đang tập huấn bên Hàn Quốc để chuẩn bị AFF Cup 2018.

Lý do lớn là đến từ vợ anh 

Bà xã Quỳnh Anh đã luôn một lòng ủng hộ công việc cũng như trọng trách mà chồng phải gánh cùng đội tuyển quốc gia. Thế nên Trọng Hoàng dám từ Hàn Quốc về cưới vợ rồi quay lại đội tuyển.

Nhìn lại cả hành trình với những câu chuyện khá kỳ lạ , Quỳnh Anh cho biết cả hai chưa từng một lần xảy ra tranh cãi. Vợ của Trọng Hoàng kể lại: "Có một sự thật là chúng tôi chưa bao giờ giận dỗi hay cãi nhau kể từ lúc quen cho đến bây giờ. Những vấn đề hay mâu thuẫn luôn được chúng tôi đem ra để thảo luận, bàn bạc công bằng và bình đẳng.

Mỗi lần như vậy, chúng tôi học được cách lắng nghe ý kiến của đối phương và tìm được tiếng nói chung. Điều này cũng chưa hẳn đã tốt khi mọi người vẫn nói giận dỗi là gia vị của tình yêu. Chúng tôi đã không biết đến thứ gia vị này suốt 3 năm".

Bình luận bài viết